Nên sử dụng cổng xếp điện có ray hay không có ray?

Cổng xếp điện tự động được sử dụng khá nhiều ở các cơ quan, doanh nghiệp hay xí nghiệp. Cổng xếp với rất nhiều mẫu mã, chủng loại và kiểu dáng khác nhau để mọi khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn. Tuy nhiên, về cơ bản chúng được chia ra làm loại cổng xếp có ray và không có ray. Với hai loại này thì nên sử dụng loại nào đây là điều mà nhiều khách hàng băn khoăn. Và câu trả lời sẽ có trong chia sẻ sau đây của chúng tôi.

Nên sử dụng cổng xếp điện có ray hay không có ray?

Nên sử dụng loại cổng xếp điện nào?
Nên sử dụng loại cổng xếp điện nào?

Để giúp mọi người biết nên lựa chọn loại cổng nào cho phù hợp thì bài viết sau đây chúng tôi xin nêu ra những điểm giống và khác nhau giữa hai loại cổng này cho mọi người lựa chọn.

Giống nhau

Hai loại cổng này có rất nhiều nhiều điểm giống nhau cụ thể như:

  • Phần thân cổng được đan chéo theo hình zích zắc để giúp cổng xếp khi di chuyển sẽ linh hoạt và kéo dãn tốt hơn.

  • Cổng xếp điện thường được gia công từ nhiều vật liệu kim loại khác nhau, nhưng chủ yếu là inox và nhôm hợp kim.

  • Thanh chính thân cửa cổng xếp có kích thước 50x51x0.8mm.

  • Chiều cao của cổng xếp tự động có tiêu chuẩn là 1600mm.

  • Cổng chạy bánh xe cao su hoặc sắt.

  • Thanh chéo thân cổng xếp có kích thước 36x36x0.6mm.

  • Công suất motor điện gồm 370w, 420w, 550w và 750w. Nguồn điện 220v/50Hz

  • Motor điện đầu máy cổng xếp chạy không ray hoặc có ray.

  • Phụ kiện cổng xếp gồm có: đèn led, bộ điều khiển từ xa, công tắc chống giật, đèn cảnh báo,…

Khác nhau

Bên cạnh những điểm giống nhau thì hai sản phẩm này cũng có khá  nhiều điểm khác nhau cụ thể như:

Đối với cổng xếp tự động không ray

Với loại cổng xếp điện không có ray chúng thường chạy trên một mặt phẳng bê tông. Nếu quan sát kỹ lưỡng mọi người sẽ thấy loại cổng này được dẫn hướng bởi một cục nam châm từ được định vị theo một đường thẳng.

Ở phần đầu máy kéo của cổng có hai mô tơ điện có chức năng làm đối trọng cùng song hành tiến hoặc lùi. Chính điều này làm cho cổng xếp điện đi theo một đường thẳng cố định. Cổng sử dụng tới hai mô tơ đảo chiều vì vậy có ít nhất 4 khởi khác nhau.

Cổng hoạt động với bộ dẫn hướng từ tính và sẽ hoạt động đóng mở theo cục nam châm đã định sẵn.phần trục bánh xe không ray là một thanh liền chúng có tác dụng làm bánh lại cho cổng hoạt động được dễ dàng hơn.

Cần tìm hiểu ưu nhược điểm của mỗi loại để có sự lựa chọn phù hợp
Cần tìm hiểu ưu nhược điểm của mỗi loại để có sự lựa chọn phù hợp

Đối với cổng xếp điện có ray

Đối với loại cổng này thì sử dụng đầu máy moto thông thường. Đi kèm với cổng xếp chính là một thanh ray sắt dẫn hướng cho cửa hoạt động. Đường ray sắt này được chôn trên nền sân phẳng nổi gồ khoảng 2cm. Nhờ có đường ray này mà cổng xếp sẽ chạy theo đường thẳng không bị trượt dốc ra ngoài.

Khi sử dụng loại cổng này thì phần sân phải nhẵn mịn, cán bằng phẳng và không có bất cứ chỗ nào gồ  ghề hay bấp bênh. Đặc biệt, với những khu vực đồi núi chứa kim loại sắt quặng dưới nền thì nên sử dụng loại cổng có ray là phù hợp nhất.

Với những chia sẻ nêu trên hy vọng các bạn có được những thông tin hữu ích nhất về hai loại cổng xếp điện. Nếu bạn có nhu cầu mua sản phẩm hoặc tìm hiểu chi tiết hơn về hai loại này có thể liên hệ với Vũ Hoàng chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu về loại cửa khác hay mô tơ cổng âm sàn hãy theo dõi các bài viết khác trên website của chúng tôi.