Gia sư Địa lí, phương pháp học giỏi môn Địa lí lớp 11

Gia Sư Địa Lí, Phương Pháp Học Giỏi Môn Địa Lí Lớp 11

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Địa lí là thuộc tổ hợp bộ môn xã hội cùng với các môn: lịch sử, giáo dục công dân. Muốn học tốt Địa lí lớp 12 thì ít nhất các bạn phải nắm được kiến thức cơ bản lớp 11. Do đó, Địa lí lớp 11 rất quan trọn, là nền tảng kiến thức để học tốt ở lớp trên. Muốn học giỏi không khó, quan trọng là các bạn phải có được một phương pháp học tập khoa học, phù hợp. Gia sư Địa lí mong muốn đem dến cho các bạn những phương pháp học tập ưu tú nhất, khoa học nhất, giúp cho các bạn có được những phương pháp, đinh hướng cho sự phát triển của tương lai sau này. Kiến thức cơ bản trong chương trình sách giáo khoa Địa lí 11 có thể khái quát một số nội dung cơ bản sau:

Tham khảo kinh nghiệm tìm gia sư tiểu học tại Hà Nội

Phần lý thuyết

Nội dung chủ yếu trong sách giáo khoa:

– Khái quát nền kinh tế – xã hội thế giới

– Địa lí khu vực và quốc gia

Để học tốt lý thuyết, trước hết cần đọc kĩ nội dung trong chương trình sách giáo khoa, chuẩn bị đầy đủ những nội dung mà giáo viên hướng dẫn, tham khảo tài liệu để tìm hiểu kiến thức liên quan đến các bài học thông qua sách, báo, mạng, ti vi,…. Giúp các bạn mở rộng được kiến thức và áp dụng vào bài học bằng các dẫn chứng cụ thể, khoa học. Ở trên lớp, tập trung vào bài giảng của thầy cô, ghi lại những nội dung mà giáo viên nhấn mạnh, để giúp các bạn hiểu sâu vấn đề. Khi ở nhà, các bạn không nên “học vẹt”, “học tủ”, tốt nhất là nên đọc kĩ bài giảng của giáo viên, kết hợp với sách giáo khoa rồi tái hiện kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy.

Rèn luyện kĩ năng phân tích bảng số liệu, thống kê.

Đọc kĩ nội dung và gạch dưới yêu cầu của câu hỏi để đảm bảo câu trả lời chính xác, đúng nội dung đề bài. Lưu ý khi nhận xét phải có dẫn chứng số liệu và đơn vị, nhận xét thể hiện tính tăng, giảm của đối tượng. So sánh tổng quát, thể hiện điểm khác nhau của đối tượng, về thành phần thể hiện cao hơn hay thấp hơn. Riêng bảng số liệu cơ cấu nhận xét hay so sánh ý thành phần phải có từ “tỉ trọng”. Để tránh sai sót khi phân tích cần lưu ý:

  • Nắm rõ yêu cầu, phạm vi phân tích, nhận xét, phát hiện những yêu cầu chủ đạo.
  • Tái hiện các kiến thức cơ bản liên quan
  • Khi phân tích nên tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau: từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng, từ cao xuống thấp, tổng quát trước rồi mới đi sâu phân tích các thành phần hoặc các yếu tố cụ thể. Mỗi nhận xét có kèm theo dẫn chứng để mang tính thuyết phục. phát hiện các mối liên hệ giữa cột và hàng, chú ý các mối liên hệ giữa cột và hàng, chú ý các giá trị nổi bật (lớn nhất, nhỏ nhất, đột biến). So sánh các giá trị tuyệt đối lẫn tương đối

Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ

  • Đối với các dạng biểu đồ cột, đường,… chú ý chia tỉ lệ chính xác ở trục tung, khoảng cách năm ở trục hoành, sử dụng kí hiệu với các đối tượng khác nhau. Các yếu tố khác phải ghi đầy đủ: tên biểu đồ, đơn vị trục tung, trục hoành.
  • Đối với biểu đồ tròn: khi chia tỉ lệ đảm bảo tính chính xác, phải sử dụng thước đo độ, có chú giải tên biểu đồ. Bên cạnh đó khi vẽ biểu đồ, các bạn vẽ làm sao thật chính xác mà còn phải thể hiện được tính thẩm mỹ, có nghĩa là phải đep nữa.

Trên đây là một số phương pháp đơn giản nhằm giúp các em có cái nhìn mang tính hệ thống, áp dụng trong quá trình  học tập cũng như công tác sau này. Hãy thử áp dụng các phương pháp đơn giản mà các gia sư đã chia sẻ, các bạn sẽ thấy Địa lí lớp 11 không hề khó. chúc các bạn có được những khởi đầu thuận lợi, về đích an toàn.