Cho bé học đàn Piano để kích thích sự phát triển của não bộ

Cho bé học đàn Piano để kích thích sự phát triển của não bộ

Nhiều người cho rằng, trẻ nhỏ cần được vui chơi, không nên ép con học cái này cái nọ, gây áp lực tâm lý. Nhưng lại có ý kiến cho rằng việc giáo dục sớm cho trẻ nhỏ có vai trò quan trọng. Không phải chờ đến khi 4-5 tuổi mà chương trình thai giáo còn giáo dục trẻ khi còn là một bào thai trong bụng mẹ? Vậy ý kiến nào là đúng? Khoa học đã chứng minh việc giáo dục sớm giúp kích thích sự phát triển của não bộ hiệu quả. Trong các chương trình giáo dục sớm cho trẻ mầm non thì cho bé học đàn piano là một phương pháp giúp phát triển não bộ hiệu quả.

Tại sao cho bé học đàn piano có thể giúp kích thích sự phát triển của não bộ trẻ

Nhà văn Hồ Thị Hải Âu – mẹ của nữ sinh Harvert Lã Hồ Minh Khuê từng có một câu nói rất triết lý rằng: Học để có tố chất chứ không chờ có tố chất mới học. Thật vậy, nhiều cha mẹ cho rằng, con có học đàn, học vẽ, học tiếng anh… hay không là do năng khiếu bẩm sinh rồi, nghĩa là vốn đã có “tố chất” nghệ thuật hay ngôn ngữ. Với những đứa trẻ không có tố chất thì học đàn, hát chẳn khác nào “đàn gảy tay trâu”.

Kì thực không phải như vậy, khoa học về não bộ đã chứng minh rằng, bộ não của con người chưa bao giờ hoạt đông hết công suất, khả năng của nó. Với một người năng động thì hoạt động của não bộ mới đạt mức 5-10 % mà thôi. Điều đó có nghĩa, rất nhiều tiềm năng của não bộ chưa được kích hoạt, khai thác.

Một giáo viên ở Hà Nội, cũng là gia sư lớp 12, môn sinh học của trung tâm Trí Tuệ 24h, người đã nghiên cứu hoạt động của não bộ để thực hiện giáo dục sớm cho con đã chia sẻ thông tin rằng: Bộ não con người gồm có hai bán cầu: bán cầu não trái và bán cầu não phải. Nếu bán cầu não trái chủ về tư duy ngôn ngữ, tư duy logic, lập luận, toán học, sự kiện còn bán cầu não phải thì chủ về tư duy nghệ thuật, âm thanh, hình ảnh, tưởng tượng, mơ mộng, sáng tạo, tình cảm.

Nếu trẻ mầm non chỉ được học bảng chữ cái, con số, đếm ngón tay… thì mới chỉ có bán cầu não trái được kích hoạt còn bán cầu não phải rơi vào tình trạng ngủ yên, trơ lì.

Việc cho trẻ học piano từ sớm, khoảng 4-5 tuổi là một phương pháp kích hoạt não bộ, giúp bán cầu não phải hoạt động hiệu quả. Việc học đàn piano giúp trẻ sẽ được tiếp thu những kiến thức về âm thanh, giai điệu, thích thích sự phát triển và kết nối của các nơ ron thần kinh, hình thành nhiều phản xạ có ích cho não bộ.

Có một thực tế là con người nhiều khi 10 ngón tay hoạt động không đều nhau. Ngón nhẫn và ngón út thường kém linh hoạt hơn ngón giữa và ngón trỏ. Khi trẻ học đàn piano, 10 ngón tay đều phải hoạt động đều nhau, phối hợp linh hoạt dưới sự chỉ huy của não bộ để tạo ra những bản nhạc hấp dẫn. 10 đầu ngón tay lại là những đầu mút dây thần kinh. Việc hoạt động tích cực 10 đầu ngón tay khi tập đàn piano cũng là cách thức thúc đẩy sự phát triển của hệ thần kinh trung ương.

Học đàn piano, yếu tố xúc cảm cũng được phát triển phong phú do não phải được kích hoạt. Trẻ sẽ có đời sống tình cảm tốt hơn, trí tưởng tượng phong phú hơn. Đó là những tiền đề quan trọng để khi vào lớp 1 trẻ bắt đầu lam quen với kiến thức các môn học.

Bài liên quan: Bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh tiểu học

Nên cho trẻ mầm non học đàn piano như thế nào?

Lợi ích của việc học đàn piano đã được nhiều người chứng minh, tuy nhiên cho trẻ mầm non học đàn piano như thế nào cho hiệu quả và khoa học thì không phải ai cũng biết. Một số phụ huynh cho con đi học đàn piano theo trào lưu, thấy người này người nọ bảo tốt thì cho đi học, thấy con thích thì cho đi học chứ không tìm hiểu về cách học hiệu quả thế nào.

  • Thứ nhất, cha mẹ cần xác định rằng cho trẻ 4-5 tuổi học đàn piano trước hết để kích hoạt não bộ phát triển, để hình thành tố chất cho con chứ không phải để kì vọng con trở thành thiên tài về âm nhạc. Việc xác định mục đích học sẽ giúp cha mẹ có phương pháp hướng dẫn con hiệu quả, chứ không gây áp lực học đàn cho con.
  • Thứ hai, việc tìm lớp cho con có vai trò quan trọng. Hiện nay ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thì việc tìm lớp học đàn piano cho trẻ 4-5 tuổi không khó gì nhưng ở các tỉnh lẻ là cả một chuyện khó khăn.

Khi chọn lớp học đàn cho con, hãy nên chọn lớp nhóm nhỏ 2-3 cháu chứ không nên cho học lớp tập thể 10-15 cháu. Vì đặc thù của học đàn là phải có đàn để thực hành trên từng phím, để cảm nhận mức độ của tay, âm thanh phát ra. Nếu học nhóm lớn thì thời gian thực hành của trẻ rất ít, sẽ không hiệu quả. Hơn nữa, trẻ 4-5 tuổi mức độ tập trung trí não vào việc học chưa cao, trẻ đa số mải chơi, dễ phân tán, nên học nhóm nhỏ 2-3 cháu thầy cô sẽ có điều kiện quan tâm nhắc nhở tốt hơn.

Nếu trẻ mới bắt đầu học cũng  không nên cho trẻ học 1 thầy 1 trò vì trẻ có thể dễ chán. Có 1 bạn học cùng sẽ thôi thúc trẻ có hứng thú học tốt hơn.

  • Thứ ba, cha mẹ cũng nên đầu tư mua đàn cho trẻ khi thấy con đã có hứng thú học. Việc học đàn cần được luyện tập thường xuyên ở nhà. Hãy xem những bài tập đàn là những thời gian giải trí vui vẻ của trẻ, thay vì xem tivi hay chơi game trên điện thoại. Đàn cần được bố trí ở một không gian thoáng đãng, mát mẻ. Cha mẹ cũng nên kê một chiếc ghế đẩu dưới chân bé để bé ngồi thoải mái nhất khi tập đàn. Ghế cao, bé ngồi chân lửng lơ sẽ không có tư thế để tập trung cao độ.
  • Thứ tư, để con học đàn hiệu quả nhất, những lời động viên, khuyến khích, khen ngợi của cha mẹ có vai trò rất quan trọng. Hãy luôn đồng hành cùng con để hành trình học đàn piano kích thích sự phát triển của não bộ hiệu quả nhất.

Kết luận

Phụ huynh hãy luôn nhớ một phương châm: học để có tố chất chứ không chờ có tố chất mới học. Việc cho trẻ mầm non 4-5 tuổi học đàn piano là nên làm, giúp não được kích hoạt, phát huy nhiều tiềm năng. Và cha mẹ hãy luôn đồng hành cùng con trong hành trình học để có tố chất này.